0 nhận xét

Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng google webmaster

Google Webmaster: Là công cụ quản trị của Google giúp chủ Website tương tác với Google nhằm mục đích cải thiện hiệu xuất Website của bạn trên kết quả tìm kiếm, khi bạn sử dụng google webmaster sẽ giúp Google thuận tiện hơn khi sắp xếp dữ liệu trong Website và kết quả tìm kiếm.

Bố cục bài viết 

+ Các chỉ số quan trọng

+ Các chỉ số trong phân tích tìm kiếm

+ Các dữ liệu được xem trong phân tích tìm kiếm

Nếu bạn chưa đăng kí sử dụng dịch vụ google Webmaster thì bạn có thể kham khảo bài viết Hướng dẫn cấu hình google webmaster google analytics cho website để biết cách tạo đăng kí và xác nhận tên miền khi đăng kí như thế nào. Trong bài viết này dịch vụ thiết kế website của chúng tôi sẽ hướng dẫn cách sử dụng google Webmaster và những chức năng của công cụ trong google Webmaster hiệu quả.

CÁC CHỈ SỐ QUANG TRỌNG

Bảng điều khiển

Đây là giao diện tổng quan về trạng thái hiện tại của website. Tại đây hiển thị các lỗi dữ liệu và cung cấp số liệu về sơ đồ web, phân tích tìm kiếm.

Thông báo

Nếu bạn muốn biết website có bị dính hình phạt nào đó của Google thì vào đây xem. Google sẽ gửi thông báo chính thức về phần này. Bạn nên có chu kỳ xem thông báo để kịp thời phát hiện và cải thiện nếu nhận cảnh báo xấu nhé!

Giao diện tìm kiếm

Khi cần biết về dữ liệu cấu trúc, thẻ Rich, công cụ đánh dấu dữ liệu hoặc cần cải tiến HTML, hiệu suất di động thì bạn vào ngay phần giao diện tìm kiếm.

Dữ liệu có cấu trúc: Xem để xác minh Google đang thu thập dữ liệu có cấu trúc nào.

Thẻ Rich

Ở thẻ Rich, có thể bạn chỉ nhận được thông tin “Chúng tôi không tìm thấy bất kỳ dữ liệu có cấu trúc cho thẻ rich nào trên trang web của bạn”. Trường hợp này, bạn chưa cung cấp đủ dữ liệu để Google đọc và ghi nhận.

Trường hợp bạn nhận được thông tin các dạng thẻ Rich nghĩa là Google đang ghi nhận chúng. Và dữ liệu thẻ rich có thể được hiển thị cho người dùng dưới nhiều định dạng trên các thiết bị khác nhau và có thể giúp tăng lưu lượng truy cập vào trang web của bạn.

Công cụ đánh dấu dữ liệu: Nó được sử dụng trong trường hợp bạn không rành về lập trình nên không thêm được đoạn dữ liệu có cấu trúc vào trang, và bạn muốn Google ghi nhận dữ liệu cấu trúc này thì hãy gửi nó qua công cụ đánh dấu dữ liệu.

Cải tiến HTML: Nếu trên trang tồn tại yếu tố cần cải tiến HTML thì bạn sẽ nhận được đề xuất. Các thông báo đề xuất luôn được cập nhật theo thời gian, nên có khi bạn sẽ nhận được đề xuất khác nhau cho các mốc thời gian khác nhau.

Tối ưu cho thiết bị di động: Các thông tin hiển thị ở đây sẽ giúp bạn khắc phục các vấn đề liên quan trong trang khi hiển thị trên thiết bị di động nhằm tăng tốc  trang.

Lưu lượng tìm kiếm

Phân tích tìm kiếm: Đây là một trong các chỉ số rất quan trọng trong tối ưu nội dung. Ngoài phân tích tìm kiếm, ở đây công cụ cũng cho phép xem 2 chỉ số quan trọng khác là backlink và liên kết nội bộ.

Với backlink, bạn dễ kiểm tra số lượng lẫn chất lượng các baklink hiện có. Nếu nhận thấy các liên kết xấu, bạn có thể từ chối để tránh vì nó mà kéo đến trang của mình bị giảm thứ hạng hoặc Google phạt.

Với liên kết nội bộ, công cụ cho phép bạn xem liên hết của trang đích có bao nhiêu internal link được trỏ đến để bổ trợ thông tin.

Chỉ mục của Google

Phần chỉ mục của Google hiển thị 3 thông tin quan trọng là trạng thái chỉ mục, tài nguyên bị chặn và xóa URL.

Trạng thái chỉ mục sẽ cho biết tổng số trang mà Google đã lập chỉ mục cho website.

Tài nguyên bị chặn là các trang không được lập chỉ mục. Nếu đó là trang bạn có ý đồ không cho Google index thì không vấn đề gì.

Xóa URL là nơi cho phép bạn gửi URL muốn xóa khỏi Google.

Thu thập dữ liệu

Lỗi thu thập dữ liệu: Trong quá trình google thu thập dữ liệu của trang, nếu tìm thấy lỗi thì nó sẽ gửi thông báo ở đây. Trong phần có 2 loại lỗi: Lỗi trang (DNS, kết nối máy chủ hoặc tìm nạp TXT) là lỗi khiến bọ google không truy cập được vào trang của bạn. Và lỗi URL (bị chặn, hết thời gian) khiến bọ cũng không thu thập được thông tin.

Số liệu thống kê thu thập dữ liệu: ở nơi này sẽ phản ánh cụ thể mỗi ngày website được Google thu thập lượng thông tin cao hay thấp.

Tìm nạp như Google: Mọi người thường nghĩ đây là nơi để submit cho Google index nội dung nhanh hơn. Đúng là thế, nhưng ngoài ra, ở đây bạn còn xem được Google đánh giá bài viết đó có thân thiện với SEO hay không? Bạn click vào các URL đã gửi yêu cầu index, nếu nhận thông tương tự như hình dưới nghĩa là bạn cần cải thiện thêm nữa cho bài viết:

Sơ đồ trang web: Phần này có số liệu về tổng số nội dung đã gửi và tổng số nội dung được lập chỉ mục. Đồng thời, bạn cũng nhận được các cảnh báo cần cải thiện cho sitemap của website.

CÁC CHỈ SỐ TRONG PHÂN TÍCH TÌM KIẾM

Có 4 chỉ số quan trọng là Số lần nhấp chuột, Số lần hiển thị, CTR, Vị trí.

Số lần nhấp chuột: số lần nhấp chuột đi đến website của bạn từ trang kết quả tìm kiếm Google.

Số lần hiển thị: số các link đến website của bạn được người dùng nhìn thấy trên trang kết quả tìm kiếm Google (có thể hiển thị trên trang 2,3,4…). Thế nhưng, khi chỉ xem ở trang 1 thì link ở trang 2 sẽ không được tính. Ví dụ, ở trang 1 Google, bạn có 1 link web của mình, tương tự trang 2 cũng thế. Nếu người dùng cuộn qua cả 2 trang thì số lần hiển thị là 2. Nhưng nếu chỉ dừng lại xem ở trang 1 thì số lần hiển thị là 1.

CTR: tỷ lệ nhấp chuột (số lần nhấp chuột : số lần hiển thị). Nếu CTR cho kết quả dấu (-) nghĩa là không có lần hiển thị nào.

Vị trí: vị trí trung bình trang của bạn trên xếp hạng Google. Bạn sẽ thắc mắc vì sao 1 trang lại có nhiều thứ hạng đúng không? Vì người dùng có nhiều truy vấn khác nhau để đến với trang đó.

Lưu ý: bạn có thể tùy chọn cùng lúc 4 chỉ số này để xem báo cáo kết quả.

3 Các dữ liệu được xem trong phân tích tìm kiếm

Bạn chỉ được phép chọn 1 dữ liệu để xem các chỉ số trong 1 lần xem báo cáo. Các dữ liệu bao gồm:

Truy vấn: các từ mà người dùng sử dụng tìm kiếm để đi vào website của bạn. Tuy nhiên, công cụ không trả tất cả các truy vấn, một số không được hiển thị vì theo chính sách quyền riêng tư của Google. Việc xem các chỉ số của dữ liệu truy vấn giúp ích bạn rất nhiều trong việc lựa chọn từ khóa, nhất là từ khóa dài.

Trang: chọn các chỉ số cho dữ liệu trang, bạn sẽ biết trang đó hiển thị bao nhiêu lần, nhận được bao nhiêu click, … từ đó có thể đánh giá hiệu quả nội dung, cách làm SEO của trang đó.

Quốc gia: xem các chỉ số tại các quốc gia khác nhau.

Thiết bị: người dùng sử dụng máy tính bàn, điện thoại di động hay máy tính bảng nhiều hơn để thực hiện truy vấn đến website của bạn.

Loại tìm kiếm: là loại tìm kiếm người dùng thực hiện, đó là tìm kiếm web, hình ảnh hoặc video.Ở dữ liệu này, bạn chỉ nhận được kết quả các chỉ số một cách tổng quan, không chi tiết.

Giao diện tìm kiếm: Không phải lúc nào cũng được hiển thị.

Ngày: cho phép bạn tùy chỉnh thời gian để xem chỉ số cho các dữ liệu.

Về các bộ lọc ở mỗi dữ liệu, nó cho phép bạn tùy chọn theo chủ đích. Bạn có thể thêm hoặc xóa bộ lọc.

Qua những thông tin ở trên hy vọng bạn có thể nắm được cách thức sử dụng và những thông tin cần thiết giúp bạn quản lý google webmaster dễ dàng, hiệu quả hơn.

Lời kết

Sử dụng dịch vụ thiết kế website của freewebapp.net để có tính năng mạnh mẽ phục vụ chiến dịch marketing của bạn tốt nhất.

Để lại nhận xét