0 nhận xét

Seo-er lưu ý những gì

Một vài anh em đã và đang trong tình trạng từ khóa bị biến động thứ hạng, ” lên voi xuống chó” . Chính bản thân mình cũng vậy… Từ khóa tuần trước đứng top 7 + ăn Feature Snippet (Top 0), tới hôm nay đã bay mất Top 0, nhưng lại vọt lên Top 4 ??

Sự kiện này xảy ra là do bản cập nhật tháng 6 từ Google.

Google update thuật toán mới 2019
Google update thuật toán mới 2019

Mới đây, lại có tin đồn về một bản cập nhật mới, dự kiến trong tháng 8 hoặc tháng 9 năm 2019.

Thực chất, họ chưa chính thức phát hành bản cập nhật, nhưng lại tung ra một số lời khuyên giúp WEB XẾP HẠNG CAO HƠN.. Và giải thích cho tình trạng keyword phập phồng từ sau bản cập nhật tháng 6. Mình dịch ra cho anh em tham khảo nhé.

Google update thuật toán mới 2019.Tóm tắt cả bài: Content is King  ( nội dung là vua )

nội dung là vua
content là vua

Content tốt thì không sợ update nào cả.

Ngược lại, Google sẽ thanh trừng những nội dung kém chất lượng, không sớm thì muộn. Không phải lần update này thì sẽ là lần sau.

—-

CORE RANKING UPDATES

1. Không có gì để sửa chữa!

Google khẳng định “thông thường thì không có gì để sửa trên trang web của bạn sau những bản cập nhật cốt lõi (core updates) này.”

“Chúng tôi biết những người có trang web bị giảm traffic sẽ cố gắng tìm cách khắc phục. Chúng tôi khuyên bạn không nên cố gắng làm điều đó. Hơn nữa, chẳng có gì sai để mà sửa. Việc trang web có biến động về lượt truy cập (giảm hoặc tăng) trong các bản cập nhật cốt lõi là hết sức bình thường.”

2. Vậy điều gì đã thay đổi?

Một vài người sẽ thắc mắc: những gì đã thay đổi? Tôi cần làm gì để trang web của mình được xếp hạng tốt hơn trong Google sau khi cập nhật cốt lõi?

Google cho biết những gì đã thay đổi là cách hệ thống đánh giá nội dung (content) tổng thể. Google đã đưa ra ví dụ này về một bài viết xếp-hạng-phim:

“Tưởng tượng bạn đã lập danh sách 100 phim hay nhất năm 2015. Một vài năm sau đó, cụ thể là 2019, bạn cập nhật lại danh sách các bộ phim. Một số bộ phim mới và tuyệt vời chưa từng tồn tại trước đây sẽ là ứng cử viên để đưa vào. Bạn cũng có thể đánh giá lại một số bộ phim và nhận ra rằng chúng xứng đáng ở vị trí cao hơn trong danh sách so với trước đây. Danh sách sẽ thay đổi, một bài bộ phim khác có thể không còn nhiều giá trị vào năm 2019 nữa. Đơn giản là có những bộ phim xứng đáng hơn”. Google cho biết.

3. Tôi có thể làm gì?

Lời khuyên mới nhất của Google tương tự như lời khuyên mà họ đã đưa ra vào năm 2011 xung quanh thuật toán Panda:

>> Hãy đảm bảo rằng bạn đang cung cấp những NỘI DUNG TỐT NHẤT có thể. Đó cũng chính là điều mà thuật toán Google hướng tới.

(Nguyên văn: “We suggest focusing on ensuring you’re offering the best content you can. That’s what our algorithms seek to reward.”)

4. Google cũng đưa ra danh sách các câu hỏi để bạn tự xem-xét và đánh-giá content của mình:

– Nội dung có cung cấp thông tin gốc, báo cáo, nghiên cứu hoặc phân tích không?

– Nội dung có cung cấp một mô tả đáng kể, đầy đủ hoặc toàn diện về chủ đề không?

=> Nên viết bài viết toàn diện.

– Liệu nội dung cung cấp phân tích sâu sắc hoặc thông tin thú vị, rõ ràng?

– Nếu nội dung dựa trên các nguồn khác, nó có tránh việc sao chép hoặc viết lại các nguồn đó một cách đơn giản và thay vào đó cung cấp giá trị bổ sung đáng kể và độc đáo không?

=> Viết dựa trên nguồn khác, thì content phải “chất” hơn mới mong vượt top.

– Tiêu đề có cung cấp một bản tóm tắt mô tả, hữu ích về nội dung không?

– tiêu đề trang tránh được phóng đại hoặc gây sốc?

=> Bỏ giật tít đi nha ?

– Đây có phải là loại trang mà bạn muốn đánh dấu, chia sẻ với bạn bè hoặc giới thiệu không?

– Bạn có muốn thấy nội dung này trong hoặc được tham khảo bởi một tạp chí in, bách khoa toàn thư hoặc sách không?

4.1. Câu hỏi chuyên môn.

– Nội dung có trình bày thông tin theo cách khiến bạn muốn tin tưởng hay không? Chẳng hạn như trích nguồn rõ ràng, bằng chứng về chuyên môn liên quan, background của tác giả hoặc trang web xuất bản thông tin đó. Chẳng hạn như thông qua liên kết đến trang tác giả?

=> Tác giả càng có uy tín trong ngành thì bài càng được đánh giá cao nhé ?

– Nếu bạn nghiên cứu thông tin từ trang web khác, bạn có thấy nguồn đó đáng tin cậy và nổi tiếng trong ngành không?

=> Mấy bạn viết content SEO cần biết cách chọn nguồn thông tin uy tín để nghiên cứu, không nên đọc web nào cũng tin ?

– Nội dung được viết bởi một chuyên gia hay là người đam mê & hiểu rõ chủ đề, có thể diễn tả tốt?

=> Cái này quan trọng. Ví dụ về chủ đề lập trình. Nếu từ expert coder viết ra thì Google ưu tiên hiển thị cho những người học code. Nếu từ một người yêu thích code viết ra (ko chuyên sâu mà chỉ giỏi truyền tải ý tưởng) thì sẽ hiển thị cho những người không học sâu về code ?

Content có dễ dàng xác minh không?

=> Nếu có số liệu thì có xác minh được không? Vì thế đừng nên bịa ra. Nếu bạn tự nghiên cứu thì nên viết dạng  report để công bố.

– Bạn có cảm thấy tin tưởng nội dung này cho các vấn đề liên quan đến tiền bạc hoặc cuộc sống không?

=> Bố nào viết về dịch vụ tài chính, thực phẩm chức năng thì cần quan tâm tới trải nghiệm khách hàng hơn. Và quan trọng nhất, bán gì

<<<đọc ngay Hướng dẫn cách đăng sản phẩm lên website đúng chuẩn SEO >>>>

 

Để lại nhận xét