Mã sản phẩm là một trong những cách nhận biết, phân loại và quản lý sản phẩm được tốt hơn. Trong một website bán hàng với quy mô sản phẩm lớn thì nhu cầu sử dụng mã sản phẩm lại rất cần thiết hơn bao giờ hết. Hiện nay việc sử dụng mã sản phẩm đang rất phổ biến và thịnh hành vì vậy việc lựa chọn cho mình là một thành phần tại đó là điều không thể thiếu.

Một website bán hàng chuyên nghiệp được thiết kế và làm trên nền tảng freewebapp.net. Với một lượng chức năng phong phú về buôn bán sản phẩm online trên mạng thì chức năng về mã sản phẩm cũng sẽ nằm trong các chức năng của web. Nếu bạn là một người sử dụng nền tảng này thì còn chờ gì nữa. Chúng ta sẽ cùng nhau vào phần hướng dẫn dưới đây.

Hướng dẫn Quản lý sản phẩm theo mã và cách nhập đơn hàng tự tạo sẽ là một kiến thức thú vị và bổ ích cho các nhà kinh doanh online đó nha.

Quản lý sản phẩm theo mã và cách nhập đơn hàng tự tạo

A. Quản lý sản phẩm theo mã

1. Cách nhập mã cho sản phẩm trên website

Để quản lý bằng mã sản phẩm cho tất cả các sản phẩm thì điều đầu tiên là ta phải nhập liệu mã cho từng sản phẩm. Để có được dữ liệu quản lý mã sản phẩm.

Cách nhập mã như sau:

+ Bước 1: Bạn vào trang chỉnh sửa sản phẩm bất kỳ dùng để nhập mã sản phẩm cho sản phẩm đó.

+ Bước 2: Kéo xuống dưới bảng Dữ liệu sản phẩm.

+ Bước 3: Bạn chọn tab Kiểm kê kho hàng > Tại mục Mã sản phẩm (SKU), bạn hãy nhập mã sản phẩm của nó vào trong này.

Vậy là hoàn thành xong việc nhập mã sản phẩm cho sản phẩm rồi. Bạn chỉ còn việc cập nhập lại sản phẩm nữa.

2. Quản lý mã sản phẩm

Để quản lý và tìm kiếm nhanh mã sản phẩm của từng sản phẩm trên website, bạn không cần phải vất quả vào từng sản phẩm để xem mã. Mà ở đây sẽ có một cách tốt hơn để bạn có thể quan xác được mã và có thể chỉnh sửa nhanh chóng những mã sai một cách đơn giản hiệu quả hơn.

Bạn đưa chuột vào phần menu Sản phẩm trong trang quản trị. Trong menu sản phẩm này sẽ có một mục tên là Tất cả các sản phẩm. Bạn hãy click vào mục này.

Rồi khi bạn vào trong này, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy được cột Mã sản phẩm. Bên dưới sẽ là các mã tương ứng với một loại sản phẩm bên cạnh.

Nếu bạn muốn thay đổi mã sản phẩm luôn thì bạn có thể nhấn vào lựa chọn Sửa nhanh.

Sau cùng bạn sẽ có được mục Mã sản phẩm bên dưới cái cột Dữ liệu sản phẩm. Bạn chỉ việc nhập mã mới vào, rồi nhấn Cập nhập để hoàn thành lưu lại mã.

B. Cách nhập đơn hàng tự tạo

Với việc kết hợp giữa buôn bán offline và buôn bán online đó là sự lựa chọn của nhiều nhà kinh doanh. Việc buôn bán online cho việc tạo ra các đơn hàng từ người mua hàng thì công việc đã được tự động hóa. Nhưng đối với việc buôn bán offline thì việc này không còn khả dụng nữa. Bạn muốn đánh dấu đơn hàng và thông tin khách hàng của bạn thì phải được tạo bằng phương pháp thủ công.

Vậy để nhập một đơn hàng do chính mình tự tạo trên webstie như thế nào thì các bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây:

+ Bước 1: Vào trang quản trị web của bạn. Tại nơi này, bạn hãy đưa chuột tới mục E-Commerce > Đơn hàng.

+ Bước 2: Bạn tiến hành thêm đơn hàng mới bằng cách nhấp vào nút Thêm đơn hàng ở phía trên đầu.

+ Bước 3: Tại bảng đầu tiên nằm trên đầu. Bạn có thể nhập liệu cho đơn hàng của mình như sau:

Đầu tiên ở phần cột 1: Cột này mang tên là Chung. Có nghĩa là các thông tin chung nhất về đơn hàng sẽ được đặt ở đây. Bạn có thể chỉnh sửa theo thứ tự từ trên xuống như sau đây:

  • Ngày tạo: Ngày giờ tạo ra đơn hàng này.
  • Trạng thái: Nếu sản phẩm của bạn định nhập vào đơn hàng này đã được thanh toán xong hoặc là một trạng thái khác. Bạn có thể tiến hành thay đổi theo đúng với hiện trạng hiện tại của sản phẩm này vào trong mục trạng thái này.
  • Khách hàng: Ở mục này thì nó sẽ cho bạn lưu trữ chính xác người đăng ký tài khoản trên website đã mua sản phẩm này. Một khi mà khách hàng không có tài khoản nào trên website thì bạn không thể nhập tên tài khoản đó vào được. Nếu có tài khoản thì bạn có thể nhập vào, không thì bỏ trống.

Cột thứ 2 là cột Thanh toán. Phần thông tin cần nhập trong cột này chính là thông tin khách hàng của bạn như tên, địa chỉ, email, số điện thoại, phương thức thanh toán…

Để hiện ra những nội dung trên, bạn hãy nhấn vào nút với icon pen nằm ở phía bên phải của chữ Thanh toán.

Một loạt các ô trống tương ứng với từng phần thông tin khác nhau sẽ hiện ra. Bạn tiến hành nhập liệu các thông tin đã có của khách hàng vào trong này.

Sang cột thứ 3. Cột Giao hàng, cũng giống với cột 2 bạn cũng nhấn vào icon pen để mở thêm các thông tin. Sau đó nhập dữ liệu vào.

Bước 4: Ta tiếp tục qua bảng thứ 2. Bảng này là ta sẽ cử ra những sản phẩm cho đơn hàng này. Đây sẽ là 1 sản phẩm hay nhiều sản phẩm mà khách hàng nhập vào đơn hàng này đã mua.

Bạn nhấn vào nút Thêm mới.

Tiếp theo đó phía bên dãy ở phía tay phải sẽ xuất hiện thêm một số nút như: Thêm (các) sản phẩm, Thêm phí, Thêm giao hàng.

  • Nút Thêm (các) sản phẩm nút này dùng để thêm sản phẩm.
  • Nút Thêm phí dùng để thêm phí.
  • Nút Thêm giao hàng dùng để thêm các giao hàng.

Bằng cách thêm vào một sản phẩm bất kỳ thì bạn hãy chọn vào nút Thêm (các) Sản phẩm.

Hộp thoại Thêm các sản phẩm hiện ra. Bạn tiến đến phần Tìm kiếm sản phẩm và sau đó nhập tên sản phẩm bạn muốn thêm vào đây. Từ lúc mà bạn nhập đến 3 chữ cái đầu tiên của tên sản phẩm của bạn. Đơn hàng sẽ hiện một loạt danh sách các sản phẩm có tên tương tự hiện thị bên dưới để bạn lựa chọn. Khi bạn thấy cái tên nào hợp với tên sản phẩm của bạn thì bạn hãy chọn vào đấy.

Khi đã thêm được sản phẩm vào, bạn tiếp tục lựa chọn Số lượng ở cột phía bên phải. Rồi xong bạn hãy nhấn nút Thêm để hoàn tất và thoát ra khỏi hợp thoại.

Bạn hãy nhấn nút Tính toán lại để xem thử tổng số tiền của tất cả các sản phẩm mà bạn đã thêm vào.

Sau khi tính toán xong bạn sẽ được thấy tổng số tiền của sản phẩm bên phần Tổng ở trên cái nút Tính toán lại đó nha.

Giả sử sản phẩm của bạn bị lỗi khi đưa đến khách hàng và bạn phải hoàn tiền bao nhiều, bao nhiêu đó lại cho khách hàng đó. Bạn cũng có thể ghi lại ở bên trong phần nút Hoàn tiền. Trong nút này thì thao tác khá đơn giản, bạn chỉ việc tìm đến ô hoàn tiền và nhập số tiền đã hoàn thế là xong.

(Ảnh: Nhấn nút hoàn tiền)

(Ảnh: Thao tác nhập số tiền đã hoàn)

Bước 5: Bạn đặt hành động cho đơn hàng này. Ví dụ như bạn muốn thông báo cái đơn hàng này đến với khách hàng của bạn bằng email chẳng hạn.

Bạn làm như sau, tại bảng Đặt hành hành động phía bên cột tay phải của bạn. Trong phần Chọn tác vụ…, bạn lựa chọn ở đó tác vụ mà mình tiến hành vào trong đó. Ví dụ như mình muốn gửi cái thông tin đơn hàng này đến với khách hàng của email người đó luôn thì mình chọn thao tác là Gửi email hóa đơn/ thông tin đơn hàng tới khách.

Bước 6: Bạn muốn ghi chú một cái gì đó của cá nhân mình về đơn hàng này. Bạn có thể nhập nó vào phần bảng Đặt hàng ghi chú.

Được rồi như vậy là ta đã hoàn thành xong mọi thông tin cho đơn hàng của mình rồi. Bây giờ bạn hãy nhấn nút Tạo để ta bắt đầu tạo một đơn hàng theo những mẫu thông tin này.

Bạn có thể quay lại trang Đơn hàng để xem đơn hàng mình mới tạo.

Như vậy là ta hoàn thành bài hướng dẫn cách Quản lý sản phẩm theo mã và cách nhập đơn hàng tự tạo. Chúc các bạn thực hiện thành công.

Lời kết

Sử dụng dịch vụ thiết kế website freewebapp.net để có được sự uy tính và chất lượng trong việc tạo dựng website với những tính năng phong phú và mạnh mẽ nhất hiện nay.